Uống nước trong chai nhựa để lâu ngoài nắng nóng, tốt hay xấu?

Sau đây các chuyên gia sẽ giải thích cho chúng ta biết.

Nước và ánh sáng mặt trời là những thành phần quan trọng cần thiết cho hoạt động hài hòa của cơ thể. Người ta thường nói rằng uống nước tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng năng lượng và làm trẻ hóa cơ thể.

Nhưng, uống nước từ chai nhựa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác động tiêu cực đến cơ thể, theo Boldsky.

Nguyên nhân là do sự hiện diện của hóa chất công nghiệp bisphenol-A hoặc BPA có trong nhựa, có hại cho cơ thể.

BPA được tìm thấy trong các chai polycarbonate – loại nhựa dày, có khả năng chịu lực tốt.

Một tác hại khác đối với nước uống tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là, nó có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại, do nhiệt độ cao từ mặt trời.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Chemistry, đã điều tra những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đối với các phản ứng hóa học trong nước đóng chai PET. Đây là loại nhựa được sử dụng để đóng gói thực phẩm nhiều nhất. Chai nhựa PET được sử dụng trong công nghệ đóng chai nước lọc hay nước giải khát, nước trái cây.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nước lọc (nước suối) đóng chai PET và nước có ga. Nước đóng chai được phơi dưới ánh sáng mặt trời và được kiểm tra sau 2 ngày, 6 ngày và 10 ngày.

Kết quả là nước lọc đóng chai PET không gây ra tác hại khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì không phát hiện ra aldehyde, một chất độc đối với cơ thể, theo  Boldsky.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo