Tham vọng và khát vọng có gì khác nhau

tham vọng và khát vọng có gì khác nhau

Tham vọng và khát vọng có gì khác nhau? Cùng một mục đích. Nhưng hướng đi của người có khát vọng với người có tham vọng hoàn toàn khác biệt. Khái niệm thì rõ ràng đó, nhưng ranh giới của hai khái niệm lại rất mơ mồ trong mỗi chúng ta. Tham vọng là đạt được mục đích bằng mọi giá. Khát vọng là khao khát vươn lên mục đích bằng nội lực, không hại ai, không ảnh hưởng đến ai. Nhưng tại sao lại nói ranh giới lại rất mơ hồ? Hãy cùng nước uống tâm an đến hết bài, bạn nhé.

thm vọng và khát vọng có gì khác nhau

Đã từng cung cấp nước cho nhà hàng X, xin phép được giấu tên. Người đặt nước với tôi rất thân thiết. Bỗng một hôm, em ấy gọi cho tôi báo ” Anh ơi, có người chào giá cho sếp em thấp hơn anh”. Có vấn để xảy ra ở đây. Thú thật, tôi cảm thấy rất tức giận. Và cái cảm giác “bằng mọi giá” gần như chiến thắng trong tôi. Xém xíu nữa thôi, tôi đã phá vỡ phương châm kinh doanh do chính mình đặt ra để từ chối tham vọng.

Có gì khác nhau giữa tham vọng và khát vọng

Kiềm hãm cơn tức giận, tôi hỏi ” người ta chào bên em giá bao nhiêu?” thì nhận được câu trả lời thấp hơn Y ngàn. Một mức giá gần như không có lợi nhuận đối với tôi. Nhưng với người tự giao thì khác, vì số tiền họ kiếm được bằng tiền tôi trả cho nhân viên của mình. Từ chối cung cấp với mức giá mới, để nhận được câu hỏi tại sao. Tại sao anh là đại lý nước mà không thể bán theo giá của người ta? Trong khi người ta đi lấy nước về bán? Nghịch lý nằm ở đây. Và sự lựa chọn giữa tham vọng và khát vọng cũng nằm ở đây.

Giữ khách hàng bằng mọi giá là tham vọng. Kinh doanh không thể không có lợi nhuận, nếu chấp nhận mức giá mới, sản phẩm của tôi sẽ có vấn đề về những lần sau. Và chưa chắc gì người chào giá thấp hơn tôi sẽ không chào thấp hơn nữa. Ai sẽ là người thiệt hại? Là sức khỏe khách hàng. Khát vọng tiến rất chậm, vì đôi khi phải lựa chọn từ bỏ. Để đảm bảo không thiệt hại đến ai. Tham vọng thì đi rất nhanh, bởi câu thần chú “bằng mọi giá”. Sự khác biệt giữa khát vọng và tham vọng là “lòng tham” và ” ích kỷ” trong mỗi con người chúng ta. Tham vọng thì có tất cả hai điều đó, nhưng khát vọng thì không.

Khát vọng rất dễ chuyển hóa thành tham vọng, nhưng tham vọng thì không

Tại sao vậy? Vì trong mỗi người chúng ta, hai trạng thái tiêu cực và tích cực tồn tại. Đối kháng nhau từng ngày, từng giờ. Ngay lập tức trổi dậy mạnh mẽ khi gặp hoàn cảnh tác động. Tham vọng như thuốc phiện vậy, nó thỏa mãn cho chủ nhân đạt được những gì mình muốn. Nó biện minh, che giấu tội lỗi, dọn đường để “làm đi, không sao đâu”. Triệu chứng của tham vọng là không bao giờ chịu nhận thất bại. Bằng mọi giá tìm phương hướng để đỗ lỗi. Để dễ dàng lấn sâu vào suy nghĩ, việc làm sai trái, tiếp tục thỏa mãn bản thân. Khát vọng rất dễ chuyển hóa thành tham vọng, khi ta không thắng được suy nghĩ tiêu cực của chính mình. Nhưng tham vọng thì không, bạn có thấy ai có thể tự cắt dứt cơn nghiện của mình chưa?

Người có khát vọng, luôn nở nụ cười xinh đẹp như cô gái trên. Vô tư, thuần khiết, sẵn sàng chọn con đường khác để đi đến mục đích. Nhưng tham vọng thì không. Tại sao phải từ bỏ con đường cũ, khi sắp tới? Hằn học, đỗ lỗi, tìm mọi cách vượt qua đối thủ bằng mọi giá, thậm chí có thể làm hại họ. Mỗi người chúng ta luôn khởi phát bằng khát vọng. Nếu luôn kiềm hãm, chiến thắng “lòng tham” “và đố kỵ” trong chúng ta, sẽ không bao giờ bị tham vọng cai trị. Nhưng nếu một lần buông thả, cái giá chúng ta phải trả là sự bực dọc, chìm sâu trong suy nghĩ đen tối để thỏa mãn cơn khát ngày càng lớn của tham vọng.

Khắc chế tham vọng, kìm hãm lòng tham

Không có tên tội phạm nào chấp nhận sai khi bị sa lưới. Không có gian thương nào chấp nhận con đường giàu có bất chấp tác hại của họ là sai. Bằng chứng ư? Họ vẫn đi chùa, đi lễ làm việc thiện. Việc làm đó để chống chế cho suy nghĩ tích cực trong nội tại của họ. Đó, thấy chưa, mình vẫn là người tốt, vẫn giúp người mà. Việc làm của mình là do hoàn cảnh, do bị ép buộc… nếu không làm thì người khác cũng làm…

“Dù ngồi bên cạnh phật, lòng ma vẫn ra ma. Gần ma mà lòng phật, chung cuộc thấy di đà”. Hi vọng rằng mỗi chúng ta luôn thắng được “lòng tham và đố kỵ” trong nội tại. Để khát vọng ban đầu không chuyển hóa xấu đi. Để tâm hồn ta cười thật tươi, lựa chọn con đường mới cho khát vọng, khi con đường cũ đang đi là không phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo